Latest Post

Con người và tấm gương Hồ Chí Minh

Written By Unknown on Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013 | 21:09

“Khỏe - Học - Làm - Sống” là 4 nhu cầu cơ bản của con người. Có khoẻ mới có thể học tốt, làm tốt, sống tốt. Có khoẻ, có học hay mới có khả năng làm giỏi, làm sáng tạo, mới có thể sống hạnh phúc, đạo đức, văn minh.

Bác Hồ tập thể dục rèn luyện sức khỏe.
 
Để trở thành “con người thông thái”

“Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ, tức là cả nước mạnh khoẻ... Dân cường thì quốc thịnh”. (1)

“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu... Phải trở thành dân tộc thông thái”. (2)

“Tấm gương Hồ Chí Minh” là tổng hoà cách giữ gìn sức khoẻ khoa học, cách tự học thiên tài, là cách làm cách mạng sáng tạo với cách sống đạo đức, văn minh, danh nhân văn hoá thế giới, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, cấp bách trước mắt cũng như về cơ bản lâu dài, trong sự nghiệp “trồng người, xây dựng, nâng cao thể lực và trí lực con người Việt Nam chính là “Tấm gương bốn tốt”: “Sức khoẻ tốt, Học tốt, Làm tốt, Sống tốt”, “Sức khoẻ tốt, Tự học hay, Làm sáng tạo, Sống đạo đức, văn minh”.

Con người của một dân tộc đang phấn đấu “trở thành dân tộc thông thái”, “dân cường quốc thịnh”, được xây dựng thông qua vận dụng - phát triển tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh, cùng nhịp bước khẩn trương của thời đại, phải là một con người “thông thái”, cao khoẻ, tự học hay, làm sáng tạo, sống văn minh”, gọi tắt là “con người thông thái bốn tốt”, “con người thông thái”.

Con người thông thái biết tự chăm lo vun đắp cái vốn quý nhất của mỗi con người và của dân tộc, giống nòi là sức khoẻ và trí tuệ: biết cách tự chăm sóc, tự rèn luyện, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc nên người cao khoẻ; biết cách tự học hành sáng tạo suốt đời; biết và dám độc lập suy nghĩ, tự do sáng tạo, tự mình đi tìm lấy chân lý, sống và làm việc theo chân lý, tất cả “vì chân lý - vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” (3), sống hạnh phúc, đạo đức, văn minh.

Cách dạy sáng tạo

Vì mục tiêu đào tạo ra những con người thông thái bốn tốt, trường học cần xây dựng đội ngũ nhà giáo bốn tốt có bản lĩnh dạy sáng tạo.

Cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” có thể xem là phong trào đổi mới cách dạy của các “nhà giáo bốn tốt”: Thầy “tự học hay, dạy sáng tạo, đạo đức cao” chủ động tự đổi mới, vận dụng các cách dạy sáng tạo cho trò “tích cực tự học, sáng tạo”.

Tuy vậy, phổ biến hiện nay vẫn là “Thầy truyền đạt - trò thụ động tiếp thu một chiều”, “Thầy giảng - trò nghe, nói theo, làm theo” - một phương pháp lạc hậu tạo ra những con người được nhồi nhét kiến thức để vượt qua các kỳ thi, nặng về phục tùng, thừa hành, rập khuôn. Việc học nặng nề, quá tải đã dẫn đến những con số thống kê ảm đạm các bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, tâm thần, trẻ lùn còi, lùn béo... đáng báo động về sức khoẻ, chiều cao và trí tuệ của con người và giống nòi!

Yêu cầu nhà giáo làm “tấm gương sáng tạo”, nhưng thực tế thi cử khắc nghiệt “thi gì học nấy” buộc nhà giáo phải làm “người luyện thi”!

Vận động nhà giáo “dạy sáng tạo”, nhưng sách giáo khoa - pháp lệnh tối cao trong nhà trường - buộc thầy phải làm “người truyền đạt” kiến thức một chiều đúng theo từng trang sách, trò phải học thuộc từng bài, từng chương để vượt qua các cửa ải thi cử! Sách học của ta lại đang ở dạng lạc hậu là “một ngân hàng kiến thức” áp đặt kiến thức sẵn có cho học sinh học thuộc, trong lúc sách học tiến bộ trên thế giới là “Công cụ khám phá”, “Ngân hàng tình huống” cung cấp một hệ thống tình huống - vấn đề cho người học suy nghĩ, tự mình tìm ra cách xử lý và kiến thức.

Một bộ sách học - ngân hàng tình huống - công cụ khám phá - cùng với một hệ thống đánh giá thi cử thông thoáng (bỏ kỳ thi trung học cơ sở và kỳ thi vào đại học...) mở rộng đường cho nhà giáo đi sâu vào cách “dạy sáng tạo”.

Học sáng tạo
 
Bác Hồ đi công tác ở chiến khu Việt Bắc

Từ “học thụ động, tiếp thu một chiều, học vẹt, khuôn sáo, giáo điều” khá phổ biến hiện nay trong toàn hệ thống nhà trường và xã hội, đến “tự học hành sáng tạo suốt đời”, “biết cách độc lập suy nghĩ, tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức”, là cả một cuộc cách mạng về việc học của toàn xã hội.

Mỗi người học “vừa là chủ thể vừa là mục tiêu vừa là động lực chủ yếu” của cuộc cách mạng đó cần chủ động phấn đấu tự học, từ rèn thành con người thông thái bốn tốt thông qua các cuộc vận động thi đua “Học sinh bốn tốt”, “Sinh viên bốn tốt” với những tiêu chí cụ thể đáp ứng đúng nhu cầu độ tuổi. Hằng năm, cần có tổng kết khoa học nghiêm túc về “cách học hành sáng tạo”, biểu dương khen thưởng những “Học sinh, Sinh viên Bốn tốt”, “Học sinh, Sinh viên Sáng tạo”.

Mỗi người dạy cần phát huy vai trò “tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”, xoáy sâu vào trọng tâm là dạy sáng tạo: Thầy hướng dẫn cho trò biết cách tự xử lý các tình huống - vấn đề tự tìm ra kiến thức, biết cách tự học, độc lập suy nghĩ, tự do sáng tạo. Cần suy tôn “Nhà giáo Sáng tạo” qua việc tổng kết khoa học hằng năm về “cách dạy sáng tạo”.

Sự nghiệp xây dựng con người thông thái từ thuở thai nhi thật cao cả, mà gia đình thì lắm nạn: nạn nghèo khó, nạn kém hiểu biết về giáo dục và chăm sóc thai nhi, giáo dục và chăm sóc trẻ em, nạn phá thai, nạn ly hôn...

Cần thiết thực trang bị cho gia đình hiểu biết và kỹ năng giáo dục chăm sóc cho thai nhi, trẻ em và người lớn, giúp đỡ các hộ nghèo và cận nghèo có những điều kiện cần thiết cho con em được chăm sóc, học hành.

Cần gắn kết các bộ, ngành, các hội, đoàn thể và tổ chức có liên quan đến sức khoẻ và trí tuệ của con người cùng chung sức “đem tài dân, của dân và sức dân” (4) xây dựng “Gia đình Hiếu học - Khoẻ mạnh - Văn hoá” thành “Gia đình bốn tốt” - Gia đình chăm lo thoả mãn tốt bốn như cầu cơ bản của con người, với những thành viên bốn tốt.

Tấm gương bốn tốt

Sức khoẻ tốt: Biết cách tự chăm sóc, từ rèn luyện, nâng cao sức khoẻ.

Học tốt: Biết cách tự học hành sáng tạo. Có trình độ giáo dục phổ cập theo độ tuổi.

Làm tốt: Biết lao động, có nghề. Lao động giỏi, có sáng kiến, sáng tạo.

Sống tốt: Cần kiệm, lành mạnh, trung thực, nhân nghĩa.

“Gia đình bốn tốt” là hội tụ các phong trào kinh tế - xã hội lớn của đất nước thành nơi con người phát triển toàn diện, tự học hành sáng tạo suốt đời là tế bào của xã hội học tập. Với đại đa số số hộ là gia đình bốn tốt, thì cả nước trở thành một xã hội học tập hiện đại.

Đất nước đổi mới đang đòi hỏi mỗi người cán bộ, đảng viên, đoàn viên hãy là một con người thông thái “dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo, dám nhận trách nhiệm”!

Mỗi người cán bộ quản lý - lãnh đạo của Đảng và Nhà nước hãy phát huy mạnh mẽ vai trò “Tấm gương bốn tốt", đặc biệt là bản lĩnh điều hành sáng tạo, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh trong thời đại toàn cầu hoá - tin học hoá cho dân ta thành người thông thái, dân tộc ta thành dân tộc thông thái, nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

(1) (2) (3) (4): Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, NXB Giáo dục. 1990. Tr. 47.36.151.53.

Vũ Oanh
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,
Chủ tịch Hội Giáo dục Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, con người làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Tiếp PV Thanh Niên Online tại ngôi nhà riêng ở phố Liễu Giai (Hà Nội), khi nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng), nhắc lại lời đánh giá của nhà sử học nổi tiếng người Anh Peter MacDonald, rằng Đại tướng là “một trong những người hiếm hoi của thế giới này đã làm thay đổi dòng chảy của lịch sử.”

Trung tướng Phạm Hồng Cư - Ảnh: Độc Lập
Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh những mối quan hệ trong gia đình vì trung tướng Phạm Hồng Cư vừa là đồng đội nhưng cũng là người em cột chèo của Đại tướng.
Trung tướng Phạm Hồng Cư nói: Anh Văn (tên thường gọi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - PV) vừa là anh cả của quân đội nhưng vừa là anh cả trong gia đình. Chúng tôi đều là con rể của cố giáo sư Đặng Thai Mai. Anh Văn lấy chị Bích Hà là chị cả, sau chị Hà là nhà tôi, bà Đặng Thị Hạnh, và còn một số em nữa.
Trong mối quan hệ gia đình chúng tôi rất thân mật. Đặc biệt gia đình có những buổi sum họp như chúc mừng năm mới, chúng tôi đều đến chúc mừng anh chị. Có lần tôi bế cháu nội của tôi mới ba tuổi đến và được anh Văn bế ngồi ngay cạnh chụp ảnh. Bây giờ nó đã 27 tuổi rồi và coi bức ảnh đó như báu vật.
Cũng có những lúc anh có gọi tôi và một số người đến giúp anh thể hiện một bài báo nào đấy. Đặc biệt là anh Hữu Mai, nhà văn quân đội, đã thể hiện hồi ức của anh Văn từ khi gặp cụ Hồ cho đến Điện Biên Phủ. Đại tá Phạm Chí Nhân, nguyên Cục phó Cục Tuyên huấn, giúp anh Văn thể hiện đoạn đại thắng mùa Xuân 1975.
Bộ hồi ức đó được nhiều người, đặc biệt là các nhà văn, đánh giá cao. Nhưng có một vấn đề là giai đoạn từ khi anh Văn chào đời đến khi gặp Bác Hồ thì chưa có ai viết cả. Tôi nhận viết đoạn này và coi đây là một kỷ niệm sâu sắc của đời mình.
* Vậy đứng ở góc độ anh em cột chèo, đồng hao với Đại tướng, ông đánh giá như thế nào về người anh cột chèo của mình?
- Nói tiếp về cuốn hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chỉ có tôi mới có đủ điều kiện sưu tầm chi tiết bởi anh Văn trực tiếp kể cho tôi. Nhưng người giúp tôi thể hiện cuốn sách nhiều nhất chính là chị Bích Hà. Tôi đến thăm, hỏi về anh Văn thì chị ấy kể. Tôi còn phải đi vào Quảng Bình tìm lại ngôi nhà xưa, tìm lại kỷ niệm thời niên thiếu của anh Văn, vào cả Huế, đến nhà lao Thừa Phủ nơi giam người thanh niên Võ Nguyên Giáp… để viết cuốn sách.
Chính trong điều kiện ấy, tôi có điều kiện thuận lợi hơn các nhà báo khác trong việc viết những đoạn về tướng Giáp mà không có một tư liệu nào thể hiện. Đặc biệt tôi được chị Hà tin tưởng nên trao cho tôi nhiều tư liệu của gia đình rất quý như thư của bà cụ (mẹ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - PV) viết cho Hà và Giáp gửi ra Việt Bắc. Bức thư này do cháu Hồng Anh khi đó 6 tuổi viết cho bà, nên nét chữ còn trẻ con.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Phạm Hồng Cư có mối quan hệ rất đặc biệt vì vừa là đồng đội nhưng vừa là anh em cột chèo - Ảnh: Độc Lập chụp lại tư liệu của trung tướng Phạm Hồng Cư
Mối quan hệ gia đình cho phép tôi trong một thời gian rất ngắn sưu tầm được rất nhiều tư liệu quý được kể qua những câu chuyện của những người trong gia đình. Thí dụ như có việc thế này, là bên Pháp đưa tin tướng Giáp sinh năm 1910. Họ có đủ tư liệu lưu trữ giấy tờ, kể cả giấy tờ bỏ tù, giấy tờ khai sinh, đi học của tướng Giáp để chứng minh. Có thông tin tướng Giáp sinh năm 1911. Còn trong từ điển bách khoa của Anh lại ghi sinh năm 1912.
Để lý giải mục này, tôi phải đi hỏi chị Hà. Nếu không có điều kiện hỏi chị Hà thì hỏi ai có thể cắt nghĩa được tại sao lại có tới ba năm sinh khác nhau. Khi được hỏi, may quá chị Hà bảo đi hỏi bà cụ. Lúc đó bà cụ vẫn còn sống. Tôi nhờ chị Hà hỏi hộ và được bà cụ trả lời anh Văn tuổi Hợi, tức là sinh năm 1911. Bà cụ kể anh Văn sinh ra trong ngày lũ lụt, ở Quảng Bình lúc đó nước dâng rất cao.
Bà cụ còn kể anh Văn được sinh ra gần gốc cây mít, xung quanh nước tràn khắp nơi. Cho nên có thể khẳng định ngày 25 tháng 8 năm 1911 là ngày sinh của anh Văn. Còn tại sao ngày 25 tháng 8 bởi bà cụ nói ngày ta rồi nhờ một nhà khoa học tính ra ngày tây.
Sau này tôi có hỏi anh Văn tại sao có nhiều năm sinh như vậy, anh Văn cười bảo có gì đâu, khai tăng tuổi để đi thi. Thế là vấn đề được giải quyết. Kể cho anh biết như vậy để thấy rằng nếu không phải là tôi thì khó có người hỏi được những thông tin trên. Cho nên đồng hao mang lại những thuận lợi cho tôi.
* Vậy ông đánh giá thế nào về người anh cột chèo của mình?
- Thế giới đã đánh giá, như một câu của ông Peter MacDonald, một nhà sử học người Anh đã đánh giá: "Đó là một trong những người hiếm hoi của thế giới này đã làm thay đổi dòng chảy của lịch sử". Hay là đánh giá Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những vị thống soái của mọi thời đại của nhà sử học Mỹ Cecil B. Currey.
Tôi chỉ là một cán bộ dưới quyền của Đại tướng, đồng thời cũng có mối quan hệ chút ít trong gia đình. Muốn đánh giá Đại tướng nên đánh giá ở góc độ khoa học, lịch sử, của lòng dân. Mấy hôm nay, anh đi xem thấy đó, người dân quý trọng Đại tướng đến mức nào. Người dân quý trọng Đại tướng không chỉ vì cái tài mà còn vì cái đức.
Một lần anh Văn có nói với tôi là người đầu tiên dạy anh về đạo đức cách mạng chính là Bác Hồ. Đôi mắt tinh tường của Bác Hồ đã phát hiện ra con người từ một nhà giáo, nhà báo để thành lập nên Quân đội nhân dân Việt Nam.
* Ảnh hưởng của Đại tướng trong gia đình như thế nào?
- Anh Văn rất thân mật, yêu thương con cháu. Rõ ràng anh là một người chồng, người cha, người ông hết lòng vì công việc và yêu mến con cháu.
Trung Hiếu

Quây quần bên nồi bánh tét thôn quê tối Giao thừa

Chiều tối 29 tết, khi mọi công việc tạm ngưng trệ để mọi người hướng về gia đình, tổ tiên thì nồi bánh chưng, bánh tét cũng bắt đầu đỏ lửa để mọi thành viên quây quần bên nhau kể về câu chuyện năm cũ, hướng về 1 năm mới thuận lợi.

Quây quần bên nồi bánh tét thôn quê tối Giao thừa
Một gia đình miệt vườn ở thôn Tân Hiệp, xã Bàu Chinh, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang gói bánh tét chiều 29 Tết. Nhiều gia đình ở quê hiện vẫn lấy lá chuối vườn, nếp - đậu xanh tự trồng và thịt heo từ con heo mổ ăn cuối năm để gói bánh.
 
Người chị gia đình này đang đổ nước vào nồi bánh chuẩn bị nấu
Lửa đã đỏ, mọi người hướng về nồi bánh trong không khí lắng lại và thiêng liêng của những giờ phút cận giao thừa
 
 
Nồi bánh với gần 30 đòn bánh tét, bánh chưng được nấu trong đúng 5 tiếng đồng hồ
Nồi bánh với gần 30 đòn bánh tét, bánh chưng được nấu trong đúng 5 tiếng đồng hồ
 
Những lát bánh tét đầy đặn được nhà cắt ra đón chào năm mới
bữa tiệc tất niên trước giao thừa được nhà dọn ra trong không khí tươi vui. Mọi thành viên có dịp tâm sự chuyện trò năm cũ, năm mới trong những món ăn tự làm, đầy tình cảm dành cho nhau, trong đó có bánh chưng - bánh tét
 


Đại Dương

Làng quê thanh bình

Mùa vàng ấm no trên làng quê xã Hoằng Cát, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Làng quê thanh bình
Lúa được bó gọn thành từng đọn dựng trên đồng chờ người cắt mang về.
Làng quê thanh bình
Người dân vác những đọn lúa nặng trĩu bông.
Làng quê thanh bình
Những cánh đồng vàng thẳng cánh cò bay đang trong những ngày thu hoạch.
Làng quê thanh bình
Rơm được phơi ngay trên những con đường cạnh những thửa ruộng.
Làng quê thanh bình
Khung cảnh làng quê thanh bình và thân thương của Việt Nam.

Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

Người Việt vốn không có thói quen đến tham quan bảo tàng, thậm chí, không có thói quen đọc về bảo tàng. Hãy thử một lần cùng chúng tôi đến "khám phá" bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để tìm hiểu vì sao nó lại lọt top 6 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á?!

Mới đây, trang web du lịch số 1 của Mỹ – TripAdvisor đã trao chứng chỉ xuất sắc lần thứ hai cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Theo đó, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam xếp thứ sáu trong các bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á. Đứng thứ 6 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn chặt chẽ chuẩn quốc tế về chất lượng. Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở các lời nhận xét cũng như số lượng bình luận của người vào trang web này để xếp hạng một điểm du lịch mà họ đã tham quan. Chỉ số đánh giá được thể hiện bằng số sao, cao nhất là 5 sao. Một điểm du lịch được công nhận xuất sắc phải đạt từ 4 sao trở lên.

Theo bình chọn của trang web này, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) được 500 phiếu đánh giá xuất sắc, 357 phiếu đánh giá rất tốt; đạt mức 4,5 sao, được du khách đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhất thành phố Hà Nội và đứng thứ sáu trong danh sách 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á.

Năm 2012, bảo tàng này từng được trao chứng chỉ xuất sắc với 4,5 sao.

Người Việt Nam chưa có thói quen tham quan bảo tàng. Nhân dịp bảo tàng DTHVN lọt top 6 hấp dẫn nhất châu Á, hãy cùng chúng tôi đến tham quan bảo tàng này để chiêm ngưỡng sự hấp dẫn của nó:
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Những hiện vật trưng bày tại bảo tàng Dân tộc học VN đều mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, ở đó mỗi bản sắc văn hóa vùng miền lại có góc "khoe sắc" riêng, rất độc đáo. Đây là chiếc xe đạp trở đó của đồng bào miền Bắc.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Đây là căn nhà năm gian của người Việt có chiều cao thấp. Theo tục xưa, nhà không được cao hơn đình.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Các hoa văn trang trí trạm trổ phức tạp trên gỗ.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Khu bếp trong nhà người Việt.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Các khách tham quan đang quan sát chiếc giếng khơi của người Việt.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Các loại công cụ sản suất của đồng bào Mông.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Chiếc ghe ngo dùng để đua trên sông của người Khơme (Kiên Giang) đóng bằng gỗ sao năm 1988.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Nhà mồ Giarai. Trong nhà mồ này có thể chôn khoảng 30 người chết. Bên trong, các ché, bát, đĩa, chai, chén và mô hình dụng cụ lao động là những đồ dùng cho cuộc sống của người quá cố.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Tượng trai gái giao hoan, phô ra bộ phận sinh dục và tượng phụ nữ mang thai đều liên quan đến sự sinh sôi.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Nhà mồ Cơtu.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Nhà rông Bana.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Sách chữ tượng hình.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Mô hình miêu tả Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ ở Yên Bái.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Áo làm từ vỏ cây của người Bru-Vân Kiều.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Bộ công cụ dùng để chế tác gỗ.



Bảo tàng dân tộc học Việt Nam
Túi da thú và bầu đựng thuốc súng của người Khơmú - Sơn La.

Ký ức đẹp về các trò chơi trung thu truyền thống

Đèn ông sao, đèn cù, pháo bưởi... để lại ấn tượng đậm nét trong lòng teen và cả người lớn nữa.
Lại một mùa trung thu nữa đến rồi, đây là dịp mà trẻ con háo hức mong chờ nhất trong năm. Các em nhỏ được tặng quà, được phá cỗ trông trăng, được chơi đèn ông sao, đèn cù hay mặt nạ mà chỉ dịp này mới có. Chúng mình cùng tìm lại ký ức về các trò chơi truyền thống này nhé!
1. Đèn ông sao
Ký ức đẹp về các trò chơi trung thu truyền thống
Đèn ông sao sặc sỡ sắc màu là món đồ chơi từ xưa đến nay vẫn được nhiều người yêu thích, không thể quên. Mỗi chiếc đèn ông sao được làm rất tỉ mỉ từ giấy bóng kính các màu, xương đèn từ thân cây tre, cán là thân cây đay được nhuộm phẩm.
2. Đèn cù
Ký ức đẹp về các trò chơi trung thu truyền thống
Những chiếc đèn cù với tạo hình như một bông hoa với 6 cánh màu khác nhau, được đặt nến ở giữa, thắp sáng và đẩy đi khắp nơi. Các bạn nhỏ vừa đẩy vừa xoay sặc sỡ sắc cầu vồng rất đẹp.
3. Chó bưởi
Ký ức đẹp về các trò chơi trung thu truyền thống
Với bàn tay khéo léo, các bà, các mẹ ngày xưa đã kết những múi bưởi thành chú chó xinh xắn để bày cỗ trung thu. Thân được làm bằng thân chuối hoặc các loại quả có thân thuôn dài, từng múi bưởi được tách ra, gắn lên tạo thành chú chó rất sinh động.
4. Đèn lồng
Ký ức đẹp về các trò chơi trung thu truyền thống
Những chiếc đèn lồng cán gỗ tùng dinh dinh khắp phố.
Ký ức đẹp về các trò chơi trung thu truyền thống
Đèn lồng hình con cá, con thỏ hay con rồng bằng giấy bóng kính và được thắp nến bên trong. Ngày nay, trẻ em còn có nhiều sự lựa chọn về chất liệu và mẫu mã phong phú hơn với những chiếc lồng đèn chạy bằng pin.
Ký ức đẹp về các trò chơi trung thu truyền thống
Chiếc đèn lồng tự chế được cắt từ vỏ lon, chia thành các nan rồi đập bẹp và được thắp nến vào giữa.
5. Mặt nạ giấy
Ký ức đẹp về các trò chơi trung thu truyền thống
Ngày xưa, điều kiện còn thiếu thốn nhiều nên chỉ có mặt nạ được bồi bằng giấy, buộc chun đằng sau và được tô vẽ thành các hình nhân vật trong phim như: Tôn Ngộ Không, Thủy thủ mặt trăng, thỏ, cáo, Chí Phèo, Thị Nở, chú Tễu... Trẻ em đều rất háo hức được đeo mặt nạ và hóa thân thành các nhân vật ấy.
6. Pháo bưởi
Ký ức đẹp về các trò chơi trung thu truyền thống
Hạt bưởi tách lấy nhân, xâu vào dây thép, phơi khô cả tuần trước rằm trung thu. Đêm rước đèn, châm lửa vào xâu pháo ấy, nổ lép bép vui tai, có mùi thơm thơm.
7. Tiến sĩ giấy
Ký ức đẹp về các trò chơi trung thu truyền thống
Với mong muốn cho con cháu mình thành đạt, người ta hay mua ông Tiến sĩ giấy về để bày cùng mâm ngũ quả trong đêm trung thu. Tối đến, trẻ nhỏ sẽ phá cỗ mâm quả, còn ông tiến sĩ giấy sẽ được để trước bàn học.
8. Mâm cỗ trung thu
Ký ức đẹp về các trò chơi trung thu truyền thống
Trung thu thì không thể thiếu mâm cỗ được trang trí bằng những loại quả cắt tỉa cầu kỳ thành các con vật rất đẹp mắt.
9. Đầu lân, ông địa
Ký ức đẹp về các trò chơi trung thu truyền thống
Mỗi dịp trung thu, là có đoàn rước đèn. Đi đầu là các bạn múa lân, kế đến là ông địa cầm quạt mo và dàn trống đánh rộn ràng cả phố, trẻ em thì nô nức chạy theo đón chào.

Trung thu xưa qua những bức ảnh quý

Đêm Rằm tháng tám của những năm đầu thế kỉ 20 thật lạ.
Trung thu xưa qua những bức ảnh quý
Trung thu của những năm đầu thế kỷ 20 với những gian hàng la liệt các món đồ chơi bằng giấy gỗ, khiến các bé ngẩn ngơ chẳng biết lựa món nào.
Trung thu xưa qua những bức ảnh quý
Đoàn múa rồng thô sơ nhưng không kém phần xôm tụ, náo nhiệt của Hà Nội xưa.
Trung thu xưa qua những bức ảnh quý
Trung thu là Tết đoàn viên. Một gia đình nhiều thế hệ ở Hà thành quây quần bên mâm cỗ đón Rằm tháng tám.
Trung thu xưa qua những bức ảnh quý
Nụ cười lung linh của các em nhỉ trong lần đầu được đón Tết trung thu cùng bè bạn.
Trung thu xưa qua những bức ảnh quý
Một mùa Tết trung thu đầm ấm, vui vẻ trong thời chiến.
Trung thu xưa qua những bức ảnh quý
Những gian hàng bán đèn ông sao, đèn kéo quân, các đồ chơi bằng bìa giấy ở Hàng Mã những năm 1920, 1930.
Trung thu xưa qua những bức ảnh quý
Những món đồ chơi đắt đỏ là mơ ước của không ít em nhỏ thuở xưa mỗi dịp Trung thu về.
Trung thu xưa qua những bức ảnh quý
Một bữa tiệc phá cỗ Rằm tháng tám của các em thiếu nhi với đầy đủ bánh kẹo, nước ngọt, đèn ông sao...
Trung thu xưa qua những bức ảnh quý
Một người rao bán lồng đèn cù, loại đèn dùng để thắp nến, đẩy đi khắp nơi mà ngày nay hầu như đã biến mất.
Trung thu xưa qua những bức ảnh quý
Một góc Trung thu xưa trong một phiên chợ Sài Gòn.
Trung thu xưa qua những bức ảnh quý
Ký ức Trung thu xưa là những khi nhàn rỗi, mẹ mở sách và kể về những mẩu chuyện cổ tích có chú Cuội, chị Hằng...
Trung thu xưa qua những bức ảnh quý
Trung thu xưa sẽ vẹn nguyên hình bóng cha cần mẫn chỉnh sửa những chiếc đèn ông sao, cùng con đón một dịp Tết thiếu nhi thật ý nghĩa.
 
Support : Creating Website | Johny Template | Mas Template
Copyright © 2011. Hello Viet Nam - All Rights Reserved
Template Created by Creating Website Published by Mas Template
Proudly powered by Blogger